CÔNG TY TNHH SỐ 1 VINAKG

Liên hệ

  • Điện thoại:02972.460.777
  • Email: tomgiongso1.com.vn
  • Địa chỉ:
    Trụ Sở Văn Phòng Công Ty: 540 Lâm Quang Ky, An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang
    Trại Sản Xuất Giống Chi Nhánh Ninh Thuận: Mỹ Hòa, Ninh Hải, Ninh Thuận
    Trại Sản Xuất Giống Chi Nhánh Bạc Liêu: Khu Công Nghệ Cao Bạc Liêu

Đóng lại

Hỗ trợ

Tin tức

THỰC HÀNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP

1/ CẢI TẠO AO:

- Do biến đổi khí hậu, mùa vụ nuôi tôm có sai lệch dẫn đến nông dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.
- Quản lý dịch hại trong quá trình chăn nuôi dẫn đến nhiều bất lợi.
- Việc xử lí ao, nguồn nước, con giống, kỹ thuật chăn nuôi phải tuân thủ theo quy trình nuôi tôm an toàn sinh học chất lượng cao.

2/ XỬ LÝ NƯỚC:

- Nước bơm vào ao phải qua ao lắng để lắng ít nhất 3 ngày mới bơm vào ao nuôi (phải bơm qua túi lọc). Nếu nước được xử lý ngoài ao lắng rồi mới bơm vào ao nuôi và xử lý lại lần nữa thì sẽ tốt hơn.
- Ổn định màu nước, pH, độ kiềm trước khi thả giống là điều kiện rất cần để có vụ nuôi thành công.
- Dùng men Enzym APAC PR thường xuyên để xử lý diệt khuẩn giúp môi trường nuôi ổn định, lấn át vi sinh có hại và tạo điều kiện cho vi sinh có lợi phát triển.

3/ AN TOÀN SINH HỌC TRONG AO NUÔI:

- Quản lý an toàn sinh học là việc rất khó khăn, tuy nhiên an toàn sinh học càng cao thì mầm bệnh lây lan càng thấp và thành công cao.
- Không để hiện tượng rò rỉ giữa bên trong ao nuôi với bên ngoài.
- Kênh cấp và thoát nước có thể mang mầm bệnh nên chú ý việc vệ sinh và khử trùng thường xuyên các kênh này.
- Dùng hệ thống lưới rào để ngăn chặn các mối nguy lây lan từ ngoài vào.
- Mỗi ao nên có một lối vào duy nhất với thùng tẩy trùng để rửa tay và chân, thùng tẩy trùng các dụng cụ cho từng ao và mỗi ao một bộ dụng cụ sử dụng riêng.
- Cần phải có ao chứa - lắng nước để trữ nước và thay nước trong quá trình nuôi. Nước trong ao lắng cần được xử lý tương tự như trong ao nuôi. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường giữa ao nuôi và ao lắng phải tương đồng trước khi bơm vào ao nuôi.
- Dùng lưới rào chim hoặc cắm cọc giăng dây xua đuổi chim.
- Tại cổng ra vào khu nuôi hay trại nuôi cần phải có các hố chứa chất khử trùng để khử trùng giày dép và bánh xe trước khi vào trại.
- Nhân viên làm việc trong trại nuôi không nên đến các trại nuôi hay trại giống khác. Nếu họ đến các trại khác họ chỉ được vô trại sau 24 giờ.
- Hệ thống quản lý an toàn sinh học phải được thực hiện đúng và đầy đủ những mắc xích.

4/ THẢ GIỐNG:

- Lựa chọn con giống sạch bệnh, tôm được xét nghiệm PCR, kích cở đồng đều, dài đòn, khỏe mạnh của những nơi sản xuất uy tín chất lượng. Chọn tôm giống 3K, 3K+, Thẻ 3K là giải pháp tối ưu cho bà con nuôi tôm.
- Sau khi khử trùng bên ngoài bọc chứa tôm giống, thả các bọc tôm trên mặt ao để thuần nhiệt độ.
- Kiểm tra nhiệt độ, độ mặn và độ pH của nước trong bọc để quyết định thời gian thuần hóa thích hợp. Chú ý chỉ tiêu pH vì chênh lệch pH trong bọc và ngoài ao sẽ làm tôm hao rất nhiều thậm chí chết hết.
- Dùng vitamin C, Vitamin tổng hợp tạt xuống ao để chống sốc cho tôm.
- Xử lí men Enzym APAC PR để khử độc tố trước khi thả tôm 15 phút.

5/ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC:

- Xử lý diệt khuẩn. Sau 7 ngày cấy vi sinh (men Enzym APAC PR) định kỳ, nếu nuôi trong vùng bị dịch sử dụng vi sinh 7-10 ngày 1 lần và liên tục thì sẽ hiệu quả hơn.
- Định kỳ kiểm tra mầm bệnh EMS để có hướng phòng trị sớm bằng cách kiểm tra mật số Vibrio sp tổng số và Vibrio parahaemoliticus.
- Kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu pH, độ kiềm, màu nước để có biện pháp ổn định các chỉ tiêu môi trường này.
- Khi ao có vấn đề về bệnh thì phải chẩn đoán đúng bệnh để có biện pháp phòng trị hoặc thu hoạch sớm để tránh lây dịch bệnh lây lan qua những ao khác.
- Điều trước tiên khi phát hiện tôm không bình thường là phải tăng cường oxy tức thời, thay nước ít, chống sốc, kiểm tra khí độc, pH… Sau đó xác định chính xác bệnh để tiếp tục xử lý.

6/ QUẢN LÝ CHO ĂN:

- Tôm gia hóa 3K+ nhu cầu thức ăn cao, đạm cao hơn bình thường
- Tùy vào sức khỏe tôm, thời tiết, giai đoạn lột xác, hiện tượng biến đổi các chỉ tiêu môi trường để tăng giảm thức ăn hợp lý để đảm bảo rằng tôm phải ăn hết thức ăn.
- Có thể giảm hoặc ngưng cho ăn 1-2 ngày để phòng trị bệnh khi thấy tôm có dấu hiệu bất thường (ngưng cho ăn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tôm).
- Đối với tôm thẻ chân trắng có thể ăn mọi lúc mọi nơi nên có thể sử dụng máy cho ăn tự động để cho ăn. Tuy nhiên, phải kiểm soát chính xác lượng tôm, lượng thức ăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến sức ăn của tôm mà điều chỉnh kịp thời. Lưu ý máy cho ăn chỉ phù hợp đối với tôm thẻ chân trắng, không phù hợp cho tôm Sú.
- Trộn thêm men đường ruột để tăng cường chuyển hóa thức ăn tốt nhất
- Luôn quản lý môi trường tốt nhất bằng men vi sinh (Enzym APAC PR)

7/ ĐẶC ĐIỂM KHÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG:

- Sống được độ mặn 0-45%o, là loài bơi lội liên tục ở các tầng nước, cần nhiều oxy, rất nhạy cảm với thay đổi môi trường.
- Chu kỳ lột xác ngắn cần lượng khoáng cao vì khoáng tạo nên cơ vỏ lột, điều hòa áp suất thẩm thấu, điều chỉnh pH, thành phần thiết yếu của enzyme, tạo nên màu sắc của tôm… Các khoáng cần chủ yếu là Ca, Mg, K, P… Nếu thiếu khoáng tôm sẽ chậm lớn và có thể chết. Tùy theo loại khoáng và mục đích sử dụng mà chúng ta có thể đánh trực tiếp vào ao nuôi hoặc trộn cho ăn. Lưu ý sử dụng khoáng liều thấp và liên tục sẽ hiệu quả hơn là đánh định kỳ liều cao vì tôm có thể hấp thu khoáng thụ động liên tục.

8/ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH:

- Quản lý dịch bệnh là làm cho mầm bệnh không xâm nhập được vào ao nuôi. Nếu tất cả các khâu từ cải tạo ao, xử lý nước, chọn giống sạch bệnh điều được quản lý nghiêm ngặt thì tôm bị bệnh chỉ còn con đường lây từ ngoài vào. Vì vậy vấn đề an toàn sinh học được nói ở trên là phải kiểm soát xuyên suốt quá trình nuôi.
- Tôm bị bệnh thì phải có nguyên nhân gây bệnh, vấn đề xác nhận nguyên nhân gây bệnh để phòng trị là mấu chốt để phòng trị bệnh. Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nên phải dùng biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp là chính.
- Phòng ở đây là phòng không cho mầm bệnh xâm nhập và xuất hiện trong ao từ khâu cải tạo ao, xử lý nước, chọn giống và nuôi an toàn sinh học.
- Trị bệnh tổng hợp ở đây có nghĩa là xử lý tổng hợp hay còn gọi là trị bao vây để loại bỏ mầm bệnh bằng cách cho ăn bổ sung khoáng và vitamin để tăng cường đề kháng, diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh bên ngoài môi trường ao nuôi, sử dụng vi sinh có lợi liều cao liên tục để lấn át vi sinh có hại bên trong và bên ngoài cơ thể tôm. Phối hợp cùng lúc những biện pháp xử lý này thì mới có cơ hội đẩy lùi mầm bệnh ra khỏi ao nuôi.

Chất lượng

Trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay: Hệ thống máy lọc cơ và siêu lọc, hệ thống máy ozone, tia cực tím… để tiệt trùng nước trước khi đưa vào hồ ương.

Để nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí trong trại ương tôm được ổn định, công ty đã đầu tư máy điều hòa nhiệt độ nước và hệ thống điều hòa nhiệt độ không khí cho tất cả các trại ương.

Đội ngũ nhân sự gồm: 01 Thạc Sỉ, 06 kỹ sư và 40 lao động lành nghề.

Công ty thường xuyên cập nhật tin tức và mời chuyên gia hàng đầu thế giới để tư vấn trong quá trình sản xuất.

Đội ngũ lao động được đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ kỹ thuật.

Phòng thí nghiệm thủy hóa để kiểm tra các chỉ tiêu (kiểm tra pH, độ kiềm, Sắt,Mg, Ca,…);

Phòng thí nghiệm vi sinh (kiểm tra một số bệnh đặc trưng do vi khuẩn gây ra, kiểm tra ký sinh trùng, đặc biệt kiểm bệnh tôm chết sớm EMS đang bùng phát hiện nay…);

Phòng xét nghiệm PCR (xét nghiệm bệnh đốm trắng, đầu vàng và MBV trên tôm bố mẹ khi vào trại và tôm giống trước khi xuất bán)

 

Cho ăn tảo tươi: Để đảm bảo ấu trùng tôm ương có sức khỏe tốt nhất, đề kháng cao nhất, Công ty đầu tư xây dựng phòng phân lập tảo thuần, sạch bệnh và nuôi tảo để cung cấp cho ấu trùng. Ngoài ra Công ty áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến làm giàu dinh dưỡng và tăng sinh vi có lợi để cho ấu trùng sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất.

Nguồn Artemia tốt nhất: Lựa chọn nguồn Artemia chất lượng tốt nhất trên thế giới hiện nay.

Đối với tôm Sú thiên nhiên(3K): Công ty luôn lựa chọn nguồn tôm bố mẹ chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay, các chỉ tiêu để chọn tôm bố mẹ rất nghiêm ngặt và tuân thủ kiểm dịch động vật theo tiêu chuẩn ngành của cơ quan quản lý Nhà nước. Tôm mẹ đem về được thuần dưỡng ở trại cách ly, xét nghiệm bệnh bằng máy PCR để lựa chọn những con khỏe mạnh sạch bệnh hoàn toàn mới đưa vào trại đẻ.

Tôm gia hóa (3K+): Tôm bố mẹ có nguồn gốc từ Hawaii của tập đoàn Moana cung cấp cho Công ty với số lượng lớn và bảo đảm đàn tôm khỏe mạnh nhất được nuôi dưỡng theo quy trình an toàn sinh học sạch bệnh.

Đối với tôm Thẻ chân trắng (Thẻ 3K): Công ty lựa chọn nguồn tôm bố mẹ từ Hawaii, nơi được xem là cái nôi gia hóa tôm trên thế giới.

Chất lượng: Tôm được kiểm tra định kỳ lien tục đến lúc xuất bán về mức độ đồng đều (chuẩn post 12 - 15), sạch bệnh, sạch ký sinh trùng và xét nghiệm PCR (đảm bảo sạch bệnh đốm trắng, đầu vàng và MBV). Tất cả các bể đều có kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm lưu lại, làm hồ sơ theo dõi xuyên suốt quá trình ương tôm

Số lượng: Thực hiện đếm mẫu từng con một, đếm mẫu ngẫu nhiên, cấp quản lí giám sát trực tiếp, lưu mẫu tại trại và thanh tra kiểm tra mẫu đến điểm phân phối để đảm bảo đủ số lượng đến tay người nuôi.

Tránh hàng giả: Hàn kín bọc tôm trước khi cho vào thùng và đóng thùng bằng băng keo có logo của Công ty. Tôm giống của Công ty được xuất bán cho điểm phân phối có kiểm dịch và hóa đơn đầy đủ theo từng đơn hàng của điểm phân phối.